Với sự phổ biến của Smartphone hiện nay, hẳn mọi người đã biết hay nghe qua về các thiết bị chạy Android sử dụng vi xử lý của Qualcomm, vậy để có thể chọn được một chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như giá tiền thì người sử dụng nên có một chút hiểu biết về bộ phận đầu não của Smartphone là CPU.
Sự ra đời của Snapdragon.
-
Nếu các con chip trên hệ thống xử lý khác như Exynos dựa sử dụng hoàn toàn vào thiết kế của vi xử lý ARM để phát triển các chip SoCs ( hệ thống trên vi mạch) thì Snapdragon lại dựa trên nền tảng của ARM Cortex-A8 để từ đó, nghiên cứu và hình thành nên Snapdragon. Đây chính là đứa con tinh thần mang lại nhiều lợi ích về giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng cho hãng Qualcomm. Vì vậy, nên người ta thường gọi tên chip này là Qualcomm Snapdragon.
Dòng chip Qualcomm Snapdragon
-
Snapdragon CPU ban đầu còn có tên là Scorpion là thiết kế của hãng Qualcomm. Tuy nhiên nó lại có nhiều tính năng như ARM Cortex A8 và dựa trên kiến thức ARMv7.
Tên gọi của các chip Snapdragon
-
Vào năm 2008 thì con chip đầu tiên của thế hệ Snapdragon ra đời, đó là QSD 8650 và QSD 8250.
-
Sau đó đến năm 2010 thì Qualcomm lại công bố tiếp tục dòng MSM8X60, cho đến đầu năm 2011, hãng này lại tiếp tục cho nâng cấp và cho ra đời dòng MSM8960 có khả năng sử dụng điện năng ít.
-
Vào tháng 8 năm 2011, Qualcomm công bố các tên gọi đơn giản S1,S2,S3,S4 cho các vi xử lý Snapdragon với con số càng cao thì Snapdragon đó càng có tốc độ mạnh mẽ.
-
Đến năm 2013 Qualcomm lại một lần nữa công bố tên mới cho các dòng sản phẩm Snapdragon năm đó là Snapdragon 200, 400, 600, 800 để thay thế cho Snapdragon S4.
-
Quá trình phát triển đột phá của các SoCs Snapdragon
SoCs Snapdragon S1
Đây là sản phẩm đời đầu của Snapdragon, với việc thiết kế lõi đơn cho tốc độ tối đa đã lên đến 1.5 GHz. Và nó đã được sử dụng đầu tiên trên hệ điều hành windows. Cùng với thiết kế 65 nm nên tốc độ của nó chưa thực sự nổi bật.
SoCs Snapdargon S2
So với Snapdragon S1 thì Snapdragon S2 được sử dụng nhiều hơn trên các sản phẩm điện thoại. Với tốc độ xử lý nhanh hơn, cùng với thiết kế chỉ còn 45 nm đã được nhiều nhà sản xuất điện thoại ưa chuộng và sử dụng như các dòng Lumia của Nokia, HTC Titan, Samsung Focus S.
SoCs Snapdragon S3
Đây là bước nhảy mới của hãng Qualcomm khi mà nâng số lói đơn lên thành lõi kép cho Snapdragon S3 và đồng thời cải thiện mạnh mẽ đồ họa cho hệ thông trên vi mạch của con chip này đã giúp cho các thiết bị di động có thể cải tiếng và tăng thêm chất lượng cho độ phân giải camera, màn hình và các ứng dụng đa phương tiện khác.
OPPO R5 tích hợp chip Snapdragon 615
SoCs Snapdragon S4.
Với một bước nhảy vọt, Qualcomm dẫ không sử dụng vi xử lý Scorpion trên Snapdragon mà chuyển sang dùng vi xử lý Krait cho bạn tăng số lõi lên đến 4 nhân và tốc độ đạt 2.5 GHz. Khiến cho các thiết bị sở hữu Snapdragon S4 trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đồng thời nó cũng đã cải thiện GPU cho khả năng kết nối LTE, tăng độ phân giải màn hình lên 1080p, và cho camera có độ phân giải đến 20 MP, cùng với việc hỗ trợ vòm âm thanh Dolby 7.1 khiến cho nó trở thành con chip được sử dụng phổ biến hầu hết trên các điện thoại thông minh.
SoCs Snapdragon 200
Đây là sản phẩm mà Qualcomm đã cải tiến để có thể phù hợp với xu hướng sử dụng hiện nay. Vừa có thể đáp ứng được nhu cầu giải trí trong việc sử dụng chip Snapdragon 200 mà vẫn có thể quản lý và co thời lượng Pin tốt nhất. Nó được thiết kế với độ xung nhip lên đến 1.4 GHz và có thể tích hợp với chip đồ họa Adreno 302 trên công nghệ 28 nm cho bạn tốc độ xử lý ở mức tương đối. Và hiện nay, con chip này được sử dụng trên hầu hết các dòng điện thoại ở mức giá tầm trung và giá rẻ.
SoCs Snapdragon 400
Đây là chip với số lõi lên đến 6 nhân. Cho tốc độ như sau. Đối với hai nhân Krait sẽ cho độ xung nhịp 1.7 GHz, và bốn nhân ARM Cortex-A7 cho độ xung nhịp 1.4 GHz cùng với đồ họa Adreno 305 hỗ trợ cho việc chơi game khá tốt. Đồng thời nó cũng hỗ trợ tính năng đa sim, cho độ phân giải camera lên đến 13.5 MP.
SoCs Snapdragon 600
Đây là con chip có khả năng mang lại hiệu năng cao hơn đến 40% so với Snapdragon S4 Pro nhưng lại cho khả năng tiêu thụ năng lượng ít hơn so Snapdragon S4 Pro. Tuy nhiên nó có số CPU vật lý ít hơn so với Snapdragon 200, chỉ với 4 nhân cho tốc độ lên đến 1.9 GHz.
Khi nói đến Snapdragon 600 chúng ta không thể không nhắc đến Snapdragon 615, một thế hệ trong dòng Snapdragon 600 với số nhân lên đến 8 lõi 64 bit hỗ trợ 4G LTE. Cho bạn có thể cảm nhận giữa tốc độ mượt mà và sự tiêu hao năng lượng ở mức tối thiểu. Hiện nay con chip Snapdragon 615 đang được sử dụng trên các sản phẩm như HTC Desire 820 và OPOP R5.
SoCs Snapdragon 800
Theo như những gì Qualcomm khẳng định thì con chip này cho hiệu năng lên đến 75% so với Snapdragon S4 Pro với công nghệ sản xuất 28nm High Performance for mobile cho thời lượng tiêu thụ giảm đi một cách đáng kể.
Đông thời với kiến trúc Symmetric multiprocessing (SMP) mà Qualcomm dùng đã mang lại khả năng nhận biết năng lượng động (dynamic power sensing) và kiểm soát hiệu quả nhân CPU, mà vẫn đảm bảo tiết kiệm được dung lượng pin.
Không chỉ có thế, Snapdragon 800 còn có khả năng tích hợp kết nối wifi 802.11 ac cho tốc độ phủ sóng tốt hơn so với chuẩn 802.11n của tần số wifi. Thêm vào đó là khả năng ghi và phát lại hình ảnh cho độ phân giải Ultra HD @ 30 fps cho độ phân giải có thể đạt mức 2560x 2048. Nhờ vậy, khiến cho hình ảnh trên các thiết bị sử dụng chip Snapdragon 800 cho ảnh mượt hơn, đồ họa sắc nét và tốc độ tốt.
-
Đặc điểm nổi bật của Snapdragon
So với các đối thủ sản xuất chip trên hệ thống vi mạch thì SoCs Snapdragon là sản phẩm được nghiên cứu với nhiều công trình lớn, và chuyên sâu hơn so với các SoCs khác. Vì vậy, nó có thể hỗ trợ tích hợp cho tín hiệu di động. Nhờ vậy, và bạn không cần sử dụng thêm một con chip để điều khiển thu sóng dữ liệu, nó sẽ được tích hợp sẵn trên SoCs, giúp thu tăng thêm diện tích cho mạch và giảm đi sự phức tạp cũng như chi phí cho thiết bị sử dụng chip Snapdragon.
Snapdragon 810 với khả năng hỗ trợ nhiều tính năng
Không chỉ vậy, Snapdragon có các tính năng đa dụng và bỗ trợ cho các thiết bị bên trong của di động, như về độ phân giải màn hình, camera, về hỗ trợ tính sử dụng đa sim, hay tích hợp dàn âm thanh chất lượng. Khiến cho sản phẩm sử dụng chip Snapdragon có thể phát huy tốt được các tính năng nổi bật như sau:
-
Khả năng hỗ trợ màn hình 4K cho Snapdragon 810 cho phép bạn có những chất lượng video tốt nhất trong khi dung lượng được tải về được nén dưới dạng AVC, đồng thời nó cũng giảm độ trễ và thời gian tải phim cho thiết bị của bạn.
-
Có khả năng Zoom quang học trên Snapdragon 810, với việc cung cấp sức mạnh để chạy những thuật toán phức tạp trên công nghệ 2 hệ thống thấu kính với một ảnh rộng và một ảnh cho phép sử dụng thuật toán để zoom quang lên 3 lần với các bức ảnh chụp tĩnh.
-
Hỗ trợ khả năng ghi âm và hỗ trợ âm thanh vòm cho Snapdragon 810. Với việc cải tiến, nâng cấp các thuật toán để có thể kết hợp 3 micro trên điện thoại thông minh ghi lại âm thanh đã được lọc từ những âm thanh hỗn tạp. Nhờ vầy âm thanh được phát ra khá tốt và chuẩn. Ngoài ra với việc tích hợp chip DPS cho bạn có thể nghe âm thanh với chuẩn ATMOS, tái tạo âm thanh một cách hoàn thiện cho bạn những cảm nhận thật tuyệt vời.
Như vậy, với những thành công mà Snapdragon đạt được, thì nó đã trở thành một trong những ông hoàng công nghệ chip SoCs. Và chúng ta có thể tin tưởng ở một trương lai không xa. Snapdragon còn sẽ cho những trải nghiệm và một tốc độ mạnh mẽ hơn nữa.
Nguồn tin: namcongnghe.com